Thiết kế Sukhoi Su-17

Lịch sử của Su-17 bắt đầu như một nỗ lực để cải tiến máy bay tiêm kích/ném bom Su-7. Dù Su-7 có một số ưu điểm, bao gồm một bộ khung vững chắc và tốc độ bay thấp hoàn hảo, nhưng cánh nó có những điểm méo mó nhỏ và nó có tốc độ cất cánh hạ cánh lớn do đó đòi hỏi phải có đường băng dài.

Những nghiên cứu của trung tâm khí động học Xô Viết, TsAGI, đã đề xuất một hình dạng cánh cụp cánh xòe. Cánh có hình dạng thay đổi được có thể xòe ra để nâng cao tốc độ ở độ cao thấp và hiệu suất tuần tra, hay cụp lại để bay với tốc độ cao hơn. Vài mẫu cánh VG planform đã được phát triển, cho Su-7 (và máy bay ném bom Tupolev Tu-22), hình dạng được chọn cho phép chỉ phần ở phía ngoài chuyển động, để lại một đoạn cánh phía trong cố định. Ngoài việc làm cho máy bay dễ dàng tương thích với cánh mới, thân máy bay cũng được thiết kế sửa chữa cho phù hợp, bộ phận bánh máy bay được chuyển vào những khoang nhỏ trong cánh thay vì trong thân như trước kia, cho phép mở rộng giá treo vũ khí dưới thân, điểm treo vũ khí dưới cánh được đặt dưới phần cánh cố định.

Một sửa đổi trên Su-7 với cánh mới đã được xây dựng và nó bay lần đầu tiên vào 2 tháng 8-1966 với tên gọi là Su-7IG (изменяемой геометрии - izmenyaemoi geometrii, "có thể thay đổi được hình dạng") (hay S-22I). Cánh điều khiển bằng tay, nó có thể quay góc 28°, 45°, và 63°. Những kết quả rất khả quan, nó có thể trình diễn bay tốc độ thấp, khoảng cách cất cánh và hạ cánh giảm xuống một nửa, và quan trọng là nó có thể mang được những vũ khí hạng nặng.

Su-7 và Su-17 bên cạnh nhau

Những quan sát viên của Phương Tây đã có những ý niệm mơ hồ về loại máy bay mới đã bay thử tại sân bay Domodedovo, Moskva vào tháng 7 năm 1967, họ được xem như loại máy bay đó là Su-7IG (tên ký hiệu của NATO 'Fitter-B') chỉ bay thử nghiệm, và họ đã rất ngạc nhiên khi các đơn vị không quân của Liên Xô trang bị loại máy bay đó vào năm 1972.

Loại máy bay mới, được biết đến trong các phòng thiết kế là S-32, đã có tên gọi chính thức là Su-17. Trong các hoạt động tại các đơn vị nó thường được gọi với cái tên "Strizh", tiếng Nga cho "Martlet - Chim nhạn không chân". Phiên bản sản xuất chính đầu tiên là Su-17M, với động cơ khỏe hơn và hệ thống điện tử mới, như thùng nhiên liệu thêm ở trên lưng. Một phiên bản xuất khẩu "làm nhẹ bớt" đã được thiết kế với tên gọi Su-20, với các giảm bớt tiêu chuẩn trang bị. Cả ba phiên bản đầu tiên đều được NATO gán tên là Fitter-C.

Su-17 được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ ném bom tấn công các mục tiêu mặt đất. Nó cũng có thể làm nhiệm vụ thứ 2 - tiêm kích phòng không với khả năng mang 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc K-13, tuy nhiên nhiệm vụ này chỉ là phụ: kết cấu cánh đặc biệt khiến máy bay Su-22 không có khả năng cơ động cao - tính sống còn trong không chiến. Hơn thế, việc không có radar cũng khiến cho Su-22 không có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ngoài tầm nhìn của phi công.

Su-17

Sukhoi OKB sau này đã phát triển một danh sách dài những phiên bản có tính năng ưu việt. Phiên bản dành cho Liên Xô có tên gọi là Su-17, phiên bản xuất khẩu tương đương có tên gọi là Su-22. Khoảng 3000 chiếc Su-17 và các phiên bản của nó đã được sản xuất từ giữa năm 1966 đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1991.

Phiên bản cuối cùng mà Liên Xô chế tạo là Su-22M4, có thể mang được 2 tên lửa không đối đất Kh-29 dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay) hoặc tàu chiến trên biển. Kh-29 được trang bị đầu đạn nặng 320 kg, trong đó có 116 kg chất nổ mạnh. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ tối đa 2.900 km/h, tầm bắn đạt 10–30 km tùy từng biến thể. Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn. Ngoài tên lửa Kh-29, Su-22 cũng có thể mang tên lửa chống radar Kh-28 có tầm bắn lên đến 110 km, đầu đạn 140 kg, sử dụng phương pháp dẫn bắt kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và radar thụ động pha cuối để tiêu diệt các trạm radar.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sukhoi Su-17 http://www.scramble.nl/cz.htm http://fas.org/spp/aircraft/table_ag.htm http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/row/su-17.ht... http://sukhoi.org/planes/military/su22m4/lth/ http://militarypedia.corran.pl/wiki/Suchoj_Su-17_w... http://scalemodels.ru/modules/photo/viewcat_cid_25... http://www.warfare.ru/?catid=255&linkid=1603 http://anninhthudo.vn/quan-su/tiem-kich-bom-su22m-... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... https://vn.sputniknews.com/military/20180727591141...